Với chiều cao 3.049m, chỉ đứng sau đỉnh Fansipan (3.413m), Pu Ta Leng ở Lai Châu còn được mệnh danh là "nóc nhà thứ hai của Đông Dương".
Nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn thuộc xã Tả Lèng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Pu Ta Leng theo tiếng H’Mông gọi là Pú Tả Lèng, với chữ “Pú” nghĩa là núi. Để chinh phục đỉnh núi, bạn đến địa phận xã Hồ Thầu của Lai Châu, cùng người dẫn đường địa phương ở bản Phô bắt đầu hành trình. Những đoạn đường đầu tiên dọc theo con kênh dẫn nước của bản Phô, đường bằng phẵng, khá dễ đi với những triền hoa dại bên đường.
Con đường leo trong ngày đầu tiên chủ yếu men theo suối lên thượng nguồn đầy dốc cao với những tảng đá lớn. Nhưng Pu Ta Leng thực sự là con đường công bằng. Bên cạnh những dốc đá như muốn vắt kiệt sức là những con suối nhỏ róc rách ngày đêm giữa núi rừng, không chỉ nên thơ mà còn là chỗ nghỉ chân lý tưởng của những đoàn leo núi hay người dân đi rừng.
Những con đường mòn xuyên qua rừng tre.
Cảm giác vỡ òa khi đặt chân lên đỉnh Pu Ta Leng, chinh phục thành công "Nóc nhà thứ 2" của Đông Dương sau một cuộc hành trình tốn sức lực. Khu vực đặt mốc Pu Ta Leng chỉ là một khoảng đất nhỏ được những người dẫn đường (porter) phát quang để lấy chỗ đứng, xung quanh vẫn là những cây cao bao bọc. Muốn có được tầm nhìn rộng để ngắm cảnh hay chụp ảnh, bạn phải leo lên những ngọn cây đỗ quyên.
Những ngọn núi cao sừng sững nhưng ở độ cao này cũng chỉ giống như những ốc đảo ẩn hiển giữa đại dương mây trên độ cao 3.049 m. Những nụ đỗ quyên còn chưa hé nở, xa xa là biển mây rực nắng. Chỉ một, hai tháng nữa thôi, khi những nụ đỗ quyên này bừng nở sẽ thắp sáng cả đỉnh Pu Ta Leng.
Tầng tầng lớp lớp mây trắng giữa màu xanh dương của bầu trời và màu xanh lá của núi rừng giống như lớp kem trắng muốt kẹp giữa một chiếc bánh đầy màu sắc.
Tầng tầng lớp lớp mây trắng giữa màu xanh dương của bầu trời và màu xanh lá của núi rừng giống như lớp kem trắng muốt kẹp giữa một chiếc bánh đầy màu sắc.
Cung đường trở về theo hướng Tả Lèng như bù đắp lại những vất vả của những ngày leo dốc bằng khung cảnh đẹp ngỡ ngàng. Thi thoảng bắt gặp những lán nhỏ của dân bản đi trồng thảo quả trong rừng. Những lán này vừa là nơi nghỉ ngơi, ăn uống của dân bản, vừa dùng làm lò sấy thảo quả sau khi thu hoạch xong.
Để đến Pu Ta Leng, cách duy nhất là bắt xe đi Lai Châu ở Hà Nội tại bến xe Mỹ Đình. Thường có nhiều chuyến vào lúc 8h tối hàng ngày, xe khách giường nằm giá 300.000 đồng /người.
Hành trình leo núi gợi ý: xuất phát từ xã Hồ Thầu, ngày đầu cố gắng leo được đến điểm 2.422 m để quẳng lại bớt đồ đạc không cần thiết và là nơi nghỉ chân qua đêm. Ngày hôm sau chinh phục nốt đỉnh 3.045m và trở lại nghỉ đêm ở điểm cũ 2.422 m. Ngày thứ 3 khởi hành xuống núi theo hướng Tả Lèng (cũng có thể trở về theo lối xuất phát ở Hồ Thầu) để về Hà Nội
.
Bình minh biển kê gà
Cách thành phố Phan Thiết khoảng hơn một tiếng chạy xe máy, mũi Kê Gà là nơi có sức hút khó cưỡng đối với những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ.
Hải đăng Kê Gà nằm tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận cách Phan Thiết 30 km.
Khi mặt trời vừa lên cả không gian rực đỏ trong ánh bình minh với những đám mây kỳ ảo. Những ngư dân cần mẫn dậy từ sớm để bắt đầu một ngày lao động mới trong ánh sáng của ngày mới.
Ngọn hải đăng sừng sững giữa bầu trời, soi bóng xuống những vũng nước đọng lại trên bờ cát tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp.
Hải đăng Kê Gà đã được trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận là ngọn hải đăng cao nhất và cổ xưa nhất Việt Nam.
Với tầm quét sáng 22 hải lý, Hải Đăng Kê Gà có vị trí quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho thuyền bè qua lại ở khu vực biển này
Không chỉ có tầm quan trọng trong giao thông đường biển, hải đăng Kê Gà còn là một điểm tham quan độc đáo. Du khách muốn ra thăm hải đăng có thể đi thuyền ra Hòn Bà, rồi leo lên Hải đăng nhìn ngắm toàn cảnh.
Từ bờ biển nhìn ra Hải đăng có rất nhiều khối đá lớn với đủ các hình thù lạ mắt
Hải đăng Kê Gà nằm tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận cách Phan Thiết 30 km.
Khi mặt trời vừa lên cả không gian rực đỏ trong ánh bình minh với những đám mây kỳ ảo. Những ngư dân cần mẫn dậy từ sớm để bắt đầu một ngày lao động mới trong ánh sáng của ngày mới.
Ngọn hải đăng sừng sững giữa bầu trời, soi bóng xuống những vũng nước đọng lại trên bờ cát tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp.
Hải đăng Kê Gà đã được trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận là ngọn hải đăng cao nhất và cổ xưa nhất Việt Nam.
Với tầm quét sáng 22 hải lý, Hải Đăng Kê Gà có vị trí quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho thuyền bè qua lại ở khu vực biển này
Không chỉ có tầm quan trọng trong giao thông đường biển, hải đăng Kê Gà còn là một điểm tham quan độc đáo. Du khách muốn ra thăm hải đăng có thể đi thuyền ra Hòn Bà, rồi leo lên Hải đăng nhìn ngắm toàn cảnh.
Từ bờ biển nhìn ra Hải đăng có rất nhiều khối đá lớn với đủ các hình thù lạ mắt
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)