Translate

Social Icons

Vé Máy Bay

Tò mò với văn hóa tắm chung độc đáo của người Nhật Bản

Tắm suối nước nóng từ lâu đã là một nét văn hóa đặc trưng của xứ sở mặt trời mọc. Vì thế có câu: “Đi du lịch Nhật mà chưa trải nghiệm tắm suối nước nóng thì kể như chưa từng đến đất nước này!”. Ngạc nhiên hơn, các hồ tắm chung cả nam và nữ cũng là một nét truyền thống độc đáo của xứ sở này.

Truyền thống tắm chung xuất phát từ thời xa xưa và thấm đẫm vào nền văn hóa phong phú của Nhật Bản. (Ảnh: Internet)

Vừa ngâm mình vừa trò chuyện giúp sảng khoái tâm hồn, thư giãn cơ thể và ngăn ngừa bệnh tật. (Ảnh: Internet)

Nhờ vào những đứt gãy núi lửa, Nhật Bản có nguồn suối nước nóng dồi dào với khoảng 150 suối nước nóng và 1.400 các nhánh suối nhỏ trải dài trên khắp đất nước. Do khí hậu giá lạnh khắc nghiệt vào mùa đông, loại hình ngâm mình trong suối nước nóng vô cùng phát triển. Người Nhật rất thích tắm, họ thậm chí còn quan niệm rằng: “Rượu uống 3 lần, tắm rửa 3 nhà, trẻ lại 3 năm”. Suối nước nóng trong tiếng Nhật được gọi là Onsen (Ôn Tuyền), từ thời xa xưa đã là nơi phổ biến cho mọi người thư giãn cơ thể, giảm mệt mỏi căng thẳng sau cả ngày lao động mệt nhoài.

Tắm suối nước nóng không chỉ là loại hình thu hút khách nước ngoài mà còn được biết đến như một thói quen của người dân bản địa. (Ảnh: Internet)

Theo truyền thống, Onsen thường được thiết kế lộ thiên để đáp ứng nhu cầu “hòa mình cùng thiên nhiên” của mọi người. Song ngày nay, loại hình tắm trong nhà cũng thịnh hành không kém, chủ yếu được các chủ khách sạn và nhà trọ đầu tư. Onsen xuất hiện nhiều ở vùng nông thôn - nơi có phong cảnh hữu tình, khí hậu trong lành vô cùng lí tưởng để nghỉ ngơi. Khoa học đã chứng minh, nguồn khoáng chất dồi dào trong các Onsen không chỉ giúp đầu óc minh mẫn mà còn làm cơ thể khỏe khoắn, thoải mái, đồng thời ngăn được các loại bệnh tật.

Tắm nước nóng không chỉ giúp sảng khoái tinh thần mà còn giúp hạn chế bệnh tật. (Ảnh: Internet)

Các bể tắm nước nóng thường được thiết kế lộ thiên để khách hàng có thể "hòa mình cùng thiên nhiên". (Ảnh: Internet)

Hiện tại, các nhà tắm đều xây phòng tắm riêng cho nam giới và nữ giới. Song, vẫn còn một số địa điểm duy trì loại hình tắm chung, không phân biệt giới tính như từ thuở sơ khai của đất nước thú vị này. Khi đi tắm, mỗi người chỉ mang theo một chiếc khăn bông nhỏ để che chỗ nhạy cảm nhưng không ai cảm thấy xấu hổ hay khó chịu; họ thậm chí còn nghĩ, nếu mang nhiều quần áo lại rất bất tiện, không thoải mái, kém vệ sinh.

Mỗi người chỉ cần một chiếc khăn nhỏ để che chỗ nhạy cảm khi "dấn thân" vào Onsen. (Ảnh: Internet)

Nhiều người nước ngoài vừa ngạc nhiên lại thích thú khi nghe nói đến tập tục tắm chung của người Nhật. Thực ra, đây không phải là dịch vụ mới nở rộ tại Nhật Bản mà nó đã trở thành nghệ thuật và là một thói quen xã hội thường thấy từ hàng ngàn năm trước. Phong tục tắm chung của cư dân xứ Phù Tang hoàn toàn mang ý nghĩa trong sáng, không liên quan đến vấn đề thể xác như nhiều người tự bóp méo. Từ xa xưa, không chỉ nam mà cả nữ giới đều có tư tưởng rất thoáng trong việc khỏa thân tắm Onsen.

Nữ giới không hề ngại ngần không mặc gì để ngâm mình tận hưởng làn nước nóng đầy khoáng chất. (Ảnh: Internet)

Các đồng nghiệp công ty, hội bạn thân thường rủ nhau vào Onsen để thư giãn cơ thể và trò chuyện giải khuây. (Ảnh: Internet)

Hiện nay, tại các suối nước nóng có số lượng nam nữ tắm chung đông đảo nhất, thông thường phân thành 3 khoảng thời gian: cho nữ giới tắm và nam giới ngâm mình, phần còn lại là nam nữ tắm chung.

Tắm chung là một nét văn hóa đặc sắc ở Nhật. (Ảnh: Internet)

Chủ của một khu suối nước nóng cho biết: “Do muốn phát triển nên đất nước chúng tôi buộc phải du nhập một số nét văn hóa Tây phương, điều đó khiến cho truyền thống nước nhà phần nào bị mai một. Giờ đây, chúng tôi muốn khôi phục lại những tập tục độc đáo của đất nước mình. Nam nữ tắm và ngâm mình chung trong suối nước nóng không phải là chuyện hiếm thấy, thực tế đó còn là một nét văn hóa lâu đời và rất đặc trưng ở Nhật”.

Nam nữ tắm chung không còn là vấn đề! (Ảnh: Internet)

Loại hình tắm chung tại Onsen vẫn được duy trì đến ngày nay. (Ảnh: Internet)

Tất nhiên, những khách hàng nào khi tham gia tắm chung có hành vi hoặc cử chỉ khiếm nhã, ngay lập tức sẽ bị mời ra ngoài. Mọi người cần giữ tâm lí, tư tưởng lành mạnh khi trải nghiệm nét văn hóa xứ Phù Tang. Tại các suối nước nóng, người ta đều đặt ra các quy luật nghiêm ngặt để hạn chế tình trạng “liếc ngang, liếc dọc” kém văn minh, làm hỏng nét đẹp văn hóa nơi đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét