Bên trong trung tâm gồm 6 phòng cách âm ở dưới lòng đất nhằm hoàn toàn loại bỏ mọi âm thanh từ sóng âm, rung động vật lý đến bức xạ điện từ đến từ bên ngoài.
Nếu bạn muốn thực hiện một thí nghiệm khoa học tách từng nguyên tử ra khỏi phân tử, bạn phải cần những dụng cụ thiết bị chuyên nghiệp và hơn hết là một cái kính hiển vi cực đại. Tuy vậy, chiếc kính đó sẽ trở nên vô dụng khi môi trường xung quanh đầy hỗn loạn với nhiều âm thanh làm rung động ống kính.
Tuy nhiên, đừng quá lo lắng bởi cách trung tâm thành phố Zurich (Thụy Sĩ) có loại kính hiển vi phân cự quét electron nằm trong Trung tâm công nghệ nano Binnig and Rohrer của công ty IBM với không một vết bụi bẩn, không một tiếng động từ bên ngoài, được bảo bọc bằng tấm khiên điện từ, chống rung và đặc biệt là rất ‘cool’ theo nghĩa đen.
Cấu tạo đặc biệt của mỗi căn phòng
Bên trong trung tâm gồm 6 phòng cách âm ở dưới lòng đất nhằm hoàn toàn loại bỏ mọi âm thanh từ sóng âm, rung động vật lý đến bức xạ điện từ đến từ bên ngoài. Mỗi phòng như vậy có một chức năng riêng. Cái thì được trang bị kính hiển vi Raman dùng cho nghiên cứu phân tử; cái thì sử dụng kính hiển vi quang học nhưng lại dùng chùm tia điện tử thay vì dùng ánh sáng để quan sát. Bao quanh các phòng là lớp hợp kim niken-sắt dày. Vì vậy, ở trong những phòng này, bạn đừng hi vọng nhận được một cuộc gọi nào.
Một trong những phòng nghiên cứu "yên lặng" nhất thế giới.
Ngoài ra, mỗi phòng được làm 2 khu: tiền sảnh - nơi mà người điều khiển ngồi - và một không gian chính cùng với các thiết bị để cách âm của người ra khỏi các thí nghiệm bởi con người chỉ cần thở thôi đủ tạo ra lượng âm thanh và độ rung không nhỏ. Bên cạnh đó trong mỗi phòng còn có 2 tầng riêng biệt. Một tầng treo dành cho các nhà khoa học đi lại còn tầng còn lại cũng không hẳn là cái tầng mà là một khối bê tông khổng lồ cùng hệ thống treo khí ngăn chặn rung động lớn do xe tải trên mặt đất.
Và cuối cùng là máy điều hòa thông minh không tạo ra tiếng động cùng khả năng thổi ra ít không khí nhất có thể nhưng vẫn giử được nhiệt độ ổn định không đổi (21°C). Trong khi đó, trên những sàn treo có những lỗ li ti. Không khí thổi ra sẽ đi lên qua những lỗ này đi rồi đến trần nhà và bị hút ra ngoài. Vì thế, căn phòng hầu như không có một ngọn gió nào.
Độ ‘lạnh lùng’ đến khó tin của những chiếc phòng này
Với độ công phu như vậy, hẳn là giá cả cũng ‘không phải dạng vừa đâu’- khoảng 90 triệu USD ‘thôi’!! Trong đó 30 triệu USD là để chi cho tiền dụng cụ. Xứng đáng với lượng tiền khổng lồ như vậy, những căn phòng này được mệnh danh là ‘yên lặng nhất thế giới’.
Căn phòng độ chống rung cực kỳ ấn tượng, có thể làm giảm tốc độ rung của âm thanh lọt vào chỉ còn ít hơn 300nm/s ở tầng số 1Hz, và ít hơn 10nm/s ở tầng số 100Hz. Mặc dù có thể cách ly âm thanh ở ngoài tốt nhưng nó không thể làm giảm được những tiếng kêu nhỏ của động cơ. Mức âm thanh ở đây luôn dưới 30dB, mức mà con người hầu như không nghe thấy được.
Vậy tại sao IBM sản xuất ra những tòa nhà này?
Khi bạn giảm được độ rung, âm thanh… những gì ảnh hưởng tới quá trình nghiên cứu, bạn sẽ thu được hình ảnh rõ gấp 2-3 lần trên kính so với ở trong tình trạng bình thường khi không được cách âm. Thêm nữa, các nhà nghiên cứu cũng muốn xem khả năng hoạt động của nó khi trong tình trạng ‘xém’ hoàn hảo.
Ngược dòng lịch sử, vào thập niên 80 và 90, các nhà nghiên cứu của IBM phải hoạt động dưới tầng hầm trụ sở vì lúc đó chưa có cơ sở công nghệ nano chuyên ngành chứ nói chi đến phòng cách âm như hiện nay. Đến khi Gerd Binnig và Heinrich Rohrer phát minh ra ‘Kính hiển vi quét chui hầm’ (STM) rồi làm việc ngày đêm tìm cách ngăn chặn âm thanh từ những chiếc xe bên đường và sau đó họ đạt giải Nobel vật lý. Vào năm 2011, IBM đã xây dựng một trụ sở cách âm tại Zurich như ta đã biết và lấy theo tên của 2 nhà phát minh này cũng như ứng dụng phát minh của họ vào ngành nghiên cứu.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét